Cách đặt bàn thờ Thần Tài, ông Địa cần phải biết để làm ăn phát tài

Bàn thờ Thần Tài ông Địa

Bàn thờ thần tài ông địa là bạn có thể gặp ở bất cứ địa phương nào. Với ý nghĩa mang lại may mắn, tài lộc cho công việc kinh doanh của gia chủ, bàn thờ này luôn được coi trọng và có những quy định rõ ràng. Vậy những quy định đấy là gì? Hãy cùng Topto tìm hiểu nhé!.

I. Ý nghĩa của bàn thờ Ông Địa – Thần tài

ý nghĩa bàn thờ ông Địa - Thần Tài

Theo quan niệm của ông bà ta ngày xưa thì Ông Địa được xem là vị thần hộ mệnh của xóm làng, cai quản vùng trời, đất đai, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng, mùa màng bội thu. Còn Thần tài thì là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc, mang đặc trưng của công việc buôn bán, kinh tế, mang đặc trưng của giao thương buôn bán.

II. Cách đặt bàn thờ Ông Địa – Thần Tài đúng cách hút tài lộc

1. Nguyên tắc đặt bàn thờ

Bàn thờ Thần Tài

a. Bàn thờ Ông Địa – Thần Tài phải để dưới đất

Theo thông thường thì bàn thờ Ông Địa – Thần tài phải luôn được đặt dưới đất, và phải được đặt ở nơi có thể bao quát toàn không gian ngôi nhà, như vậy gia chủ sẽ làm ăn phát đạt.

b. Tầm nhìn của bàn thờ phải bao quát được cả không gian

Cách đặt bàn thờ Ông Địa – Thần tài tốt nhất là đặt ở nơi có thể bao quát được cả không gian của cửa hàng, có thể quan sát được khách ra vào cửa hàng. Thường thì gia chủ thường đặt bàn thờ Ông Địa – Thần tài ở phía chéo của ra vào.

2. Đặt bàn thờ Ông địa đúng cách

Hai cung Thiên Lộc, Quý Nhân để có thể thu nhận được nhiều tài lộc cho cửa hàng kinh doanh

Khi bài trí bàn thờ ông Địa, người ta thường chọn hai cung Thiên Lộc, Quý Nhân để có thể thu nhận được nhiều tài lộc cho cửa hàng kinh doanh.

Cung Thiên Lộc nằm ở hướng Đông Nam, mang lại những may mắn về tiền bạc, gia sản thăng tiến, nhà cửa vượng.
Cung Quý nhân nằm ở hướng Tây Bắc – đặt bàn thờ ở hướng này, chủ cửa hàng sẽ nhận được sự giúp đỡ từ những người khác. Đặt bàn thờ ở cung này sẽ được bình an, hỷ khí đầy nhà, làm ăn buôn bán may mắn.

3. Sơ đồ bài trí bàn thờ

Sơ đồ bàn thờ ông Địa-Thần Tài

Trong cùng bàn thờ, dán trên vách là một tấm bài vị. Hai bên, bên trái là ông Thần Tài, bên phải là Ông Địa. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Giữa bàn thờ là một bát hương, bát hương này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định. Để tránh động bát hương khi lau chùi bàn thờ, các bạn nên dùng keo 502 dán dính bát hương xuống bàn thờ.

Theo nguyên lý “Đông Bình – Tây Quả”, các bạn đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái (nhìn từ ngoài vào). Thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền.
Trái cây nên sắp ngũ quả, xếp 5 chén nước thành hình chữ thập, tượng trưng cho ngũ phương, và cũng là tượng trưng cho Ngũ hành phát sinh phát triển.

Ông Cóc để bên trái (từ ngoài nhìn vào), sáng quay ông Cóc ra, tối quay ông Cóc vào.

III. Những sai lầm nên tránh khi đặt bàn thờ Thần tài

1. Không cắm hương chồng chéo nhau

Mỗi bát hướng đều nên có cốt là gói Thất Bảo để tài lộc không bị hao hụt, nếu gia chủ cắm hương chồng chéo nhau hay chọc vào gói Thất bảo sẽ khiến Thần Tài, Ông Địa không hút tài lộc, khiến gia chủ làm ăn thất bát, nghèo khó cả đời.

2. Tượng Thần Tài, Ông Địa

Nếu chỉ thỉnh Thần Tài, Ông Địa đặt lên bàn thờ mà không dán nhãn chữ nho sau lưng bàn thờ thì có thờ cũng như không, không ai chứng giám.

3. Bài vị gương

Nếu bài trí bàn thờ Ông Địa – Thần tài mà thiếu gương sẽ khiến gia tài lộc của gia chủ sẽ hao kém, tiền bạc làm bao nhiêu trôi tuột bấy nhiêu, không tích cóp được đồng nào.

4. Đặt bàn thờ Thần Tài sai cách

Không nên đặt gần nhà vệ sinh, trước gương hoặc nhà bếp vì đây là những nơi không sạch sẽ, làm ảnh hưởng đến linh khí của bàn thờ Ông Địa.

5. Thiếu bát tụ lộc

Bàn thờ Thần Tài nếu thiếu hũ gạo, muối, nước đã vô cùng tai hại. Càng tai hại hơn nếu thiếu cả bát tụ lộc khiến gia chủ làm ăn kém phát triển.

6. Màu bàn thờ xung khắc với mệnh gia chủ

Khi chọn bàn thờ, bạn cũng nên chọn màu sắc làm lợi cho mệnh của mình, để hút tài lộc, tránh xung khắc gây hao tài.

IV. 5 điều phải nhớ trong cách thiết kế bàn thờ thần tài ông địa

1. Lễ cúng mặn từ tháng 1 âm lịch tới tháng 6 âm lịch

1 bình bông thọ, 5 thứ trái cây ( có trái dừa ), 5 cây nhang, 5 chum rượu đế, 2 đèn cầy, 2 điếu thuốc, gạo , muối hột, vàng bạc đại 2 miếng .

Một bộ tam sên gồm : 1 miếng thịt ba rọi, 1 hột vịt , 1 con tôm ( hay cua ), tất cả đều luộc.

2. Lễ cúng chay từ tháng 7 âm lịch đến cuối năm, tháng 12 âm lịch

Mâm cúng mặn bàn thờ ông Địa - Thần Tài

1 bình bông thọ, 5 thứ trái cây ( có trái dừa ), 5 cây nhang, 5 chun nước , 2 đèn cầy , 2 điếu thuốc, gạo, muối hột , vàng bạc đại 2 miếng.

Bánh chay như là bánh ít, bánh tét, bánh ngọt, …

Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín vàng.Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được dùng vào việc khác.

3. Hướng dẫn Thỉnh Thần Tài, Thổ Địa

Khi thỉnh tượng thần Tài, Thổ Địa ngoài cửa hàng về, cần gói bọc trong giấy đỏ, hoặc trong hộp sạch sẽ, mang vào chùa nhờ các Sư trong chùa “Chú nguyện nhập Thần”, và nhờ các Sư chọn cho ngày tốt đem về nhà để an vị Thần Tài, Thổ Địa.

Sau khi đưa Thần Tài từ chùa về nhà, bạn dùng nước lá bưởi rửa Thần Tài và đặt lên bàn thờ.

Khi thỉnh Thần Tài, Thổ Địa cũng có Thần Tài, Thổ Địa phải chọn tượng Thần Tài, Thổ Địa mặt tươi cười, sáng sủa, tượng không bị nứt, vỡ, nhìn tượng toát lên vẻ phú quý.
Việc cầu xin tài lộc được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào lòng thành của gia chủ, phước đức và số vận của gia chủ. Tuyệt nhiên, cấm cầu xin Thần Tài qua loa, đại khái, nhất là không có lòng thành xin tài lộc.

4. Những điều nhất định phải nhớ

– Gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc , không được rải ra ngoài.

– Vàng, bạc đại đốt ở ngoài.

– Rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào.

– Bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài.

5. Bài cúng thần tài

Văn khấn Thần Tài Thổ Địa như sau:
Bài cúng Ông Địa – Thần tài

“- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là: …………………………………

Tuổi: …………………..

Ngụ tại ……………………………………… ………………………………..

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm………………… (âm lịch).

Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần. Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!”

V. Cách thắp hương cho bàn thờ thần tài ông địa

Khi mới lập bàn thờ Ông Địa – Thần tài ta nên thắp nhang liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ lộc, tụ linh khí. Tuyệt đối không tắt đèn trên bàn thờ trong 100 ngày đó. Mỗi sáng chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang.

Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén cắm theo hàng ngang. Những ngày rằm, mùng một, lễ, tết thắp 5 nén theo hình chữ thập. Nên chọn loại nhang cuốn tàn (giữ được tàn), sau một thời gian sẽ có bát nhang rất đẹp và tụ linh khí rất tốt, giúp gia chủ buôn may bán đắt.

Trên đây chúng tôi đã đưa ra một số kinh nghiệm để đặt bàn thờ Ông Địa – Thần tài hợp phong thủy, giúp gia chủ buôn may bán đắt, làm ăn phát đạt.

0