Khi thi công sơn nhà, chúng ta thường sử dụng 2 dòng sơn chính là sơn lót và sơn phủ. Tuy nhiên đối với một số gia đình, gia chủ lại sử dụng trực tiếp sơn phủ lên bề mặt mà không qua khâu lăn sơn lót. Vậy câu hỏi đặt ra là chống rạn nứt và chống ẩm bằng sơn phủ có được không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Topto để có được lời giải đáp nhé!
1. Sơn phủ là gì?
Sơn phủ chính là dòng sơn hoàn thiện bề mặt công trình hay nói cách khác, đó là lớp sơn cuối cùng bao phủ lên bề mặt tường nội và ngoại thất và tiếp xúc trực tiếp với môi trường ngoài: nắng, gió, mưa cũng như các yếu tố không nhìn thấy khác
Vậy vai trò của dòng sản phẩm này là gì?
– Đem đến hiệu ứng thẩm mỹ cho công trình xây dựng: đây chính là vai trò quan trọng nhất của sơn phủ bởi nó làm nên diện mạo bên ngoài của công trình, sơn càng chất lượng, sắc nét, độ bám dính tốt thì tính thẩm mỹ của công trình càng cao và ngược lại.
– Bảo vệ chất lượng và duy trì “tuổi thọ” của công trình theo thời gian bởi chúng chính là lá chắn hữu hiệu trước những tác động xấu như nắng gắt, mưa dầm, các chất tác động có tính axit, hóa chất, nhiệt độ cao…
– Sở hữu thêm nhiều tính năng độc đáo khác, tùy vào từng dòng sơn phủ khác nhau như ngăn ngừa và chống rêu mốc, khả năng chống thấm, chống bám bụi, khả năng cách nhiệt…vv
2. Chống rạn nứt và chống ẩm bằng sơn phủ có được không?
Đối với một công trình, chống rạn nứt và chống ẩm bằng sơn phủ có được không? Câu trả lời là được nhưng chưa đủ. Vì sao ạ? Vì một bề mặt tường có khả năng chống rạn nứt và chống ẩm tốt không chỉ cần đến mỗi lớp sơn phủ mà còn có vai trò đặc biệt quan trọng của lớp sơn lót nữa. Cũng như khi dùng bữa, chỉ ăn mỗi một loại thức ăn sau đó bạn hỏi ăn thức ăn này có tốt không? Tất nhiên là tốt nhưng chưa đủ bởi với tất cả mọi điều, mọi chuyện, đủ thành phần, toàn diện mới tạo nên độ bền vững theo thời gian.
Trở lại câu chuyện về sơn bao phủ bên ngoài, sơn phủ sở hữu cả tính năng chống thấm và chống rạn nứt tuy nhiên các tính năng thường không cao, nếu không muốn nói chỉ có tác dụng bổ trợ. Như vậy vai trò chính thuộc về thành phần nào? Đó chính là sơn lót, dòng sơn tiếp cận đầu tiên vào bề mặt cần bao phủ, giúp tạo một lớp nền mỏng mịn, bóng đều; làm tăng độ kết nối, bám dính của sơn phủ đồng thời tích hợp tính năng chống thấm, chống nhăn, chống kiềm hóa cực tốt. Chúng ta cũng dễ nhận thấy một thực tế, màng sơn nhăn là do khả năng bám dính của sơn kém và độ bám dính không phải chỉ do lớp sơn phủ ngoài chi phối mà chính lớp sơn lót, sơn chống thấm bên trong mới là yếu tố đóng vai trò tiền đề, quyết định
Trong một diễn biến khác, lớp sơn bao phủ hiện diện ở mặt ngoài nên hầu như chỉ có tác dụng bảo vệ, ngăn chặn sự xâm nhập ẩm từ môi trường ngoài vào như nước mưa, không khí có độ ẩm cao…vv Còn đối với những nguồn gây hại xâm nhập từ bên trong thì dòng sơn này không thể phát huy tác dụng. Lúc này bạn sẽ thấy lớp sơn lót bên trong giúp chống thấm nước, chống rạn nứt và chống rêu mốc có ý nghĩa như thế nào.
Như vậy có thể kết luận rằng bạn không nên chỉ lăn mỗi sơn phủ mà kỳ vọng rằng công trình sẽ có khả năng chống thấm, chống rạn nứt tốt. Hãy luôn lót một hoặc hai lớp sơn lót để tăng cường độ bền của lớp phủ và khiến công trình của bạn trở nên đẹp hoàn hảo, bền màu hơn nhé!
3. Tăng cường độ bền công trình bằng thi công sơn nhà đúng chuẩn
Để tăng cường độ bền đẹp của công trình, giúp tường nhà chống thấm, chống rạn nứt tốt, bạn nên áp dụng quy trình sơn tường đúng chuẩn với các bước cơ bản như sau:
– Làm sạch bề mặt: cà phẳng, lấp đầy những lỗ hổng hay kẽ hở đồng thời loại bỏ giấy dán tường hoặc băng dính, đinh… để tăng độ bám dính của sơn
– Thi công sơn chống thấm kết hợp bả mastic: để tăng khả năng chống ẩm của tường nhà
– Lăn sơn lót: để tạo lớp nền bóng mịn, chống thấm và chống rạn tốt
– Lăn sơn màu lớp thứ nhất
– Lăn sơn màu lớp thứ hai
Khi thi công sơn nhà, bạn cần lưu ý một điều là luôn đợi lớp sơn trước thật khô ráo mới tiến hành lăn lớp sơn tiếp theo phủ lên trên. Độ khô ráo của bề mặt càng cao thì khả năng bám dính càng tốt và sơn không để lại vết cọ, vết loang màu không đều. Ngoài ra, hãy áp dụng quy luật sơn từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong và ưu tiên khu vực khó sơn trước, sau đó mới thi công ở những vị trí dễ.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi xoay quanh chủ đề: Chống rạn nứt và chống ẩm bằng sơn phủ có được không? Bây giờ thì bạn đã có câu trả lời cho mình rồi chứ? Sau cùng, chúc bạn áp dụng thành công, có được công trình nhà ở bền, đẹp, hợp xu hướng và xin chân thành cảm ơn vì đã luôn dõi theo, đồng hành sát cánh cùng những bài viết của chúng tôi! Trân trọng!